Kế hoạch đảm bảo chất lượng năm học 2022-2023

Thứ tư - 08/03/2023 21:46
Kế hoạch đảm bảo chất lượng năm học 2022-2023 trường Tiểu học Trù Sơn.

                                       
                                                                        Kế  hoạch đảm bảo chất lượng năm học 2022-2023PHÒNG GD&ĐT ĐÔ LƯƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÙ SƠN

Số:  114/KH-THTS    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              Trù Sơn, ngày  10  tháng   10   năm 2022

KẾ HOẠCH 
Đảm bảo chất lượng giáo dục năm học 2022 - 2023
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kế hoạch thực hiện công tác Đảm bảo chất lượng (ĐBCL) trường Tiểu học Trù Sơn nhằm mục đích: Tăng cường hiệu quả hoạt động ĐBCL giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và các hoạt động chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo - Phòng Giáo dục và Đào tạo; đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thực hiện thành công chương trình GDPT 2018; chuẩn bị nền tảng kiến thức vững chắc, toàn diện, các giá trị sống, kỹ năng mềm và kỹ năng toàn cầu cho học sinh, có khả năng đáp ứng hiệu quả nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng Kế hoạch ĐBCL giáo dục của nhà trường trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các quy định đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường. Qua đó, nhằm thể hiện tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn. Thể hiện vai trò của người quản lý, gắn kết với quyền tự chủ, trách nhiệm của nhà trường và lấy người học làm trung tâm. Tiếp cận theo chuẩn đầu ra của cấp học, bậc học theo Chương trình GDPT 2018, gắn kết với hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn của Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học. Kế hoạch đảm bảo chất lượng được xây dựng bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời; huy động sự tham gia của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học và cộng đồng địa phương.
1. Mục đích.
Kế hoạch ĐBCL năm học 2022 - 2023 giúp Hiệu trưởng nhà trường sử dụng nhiều biện pháp tổ chức huy động tối đa các nguồn lực: Nhân lực, tài lực, vật lực,..vv  để thực hiện một cách có hệ thống các nhiệm vụ trong năm học, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời gian tiến hành nhằm ĐBCL giáo dục bền vững và tăng trưởng, góp phần xây dựng văn hóa chất lượng của nhà trường trong năm học và giai đoạn.
Tăng cường hiệu quả hoạt động ĐBCL giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thực hiện thành công chương trình GDPT 2018 theo lộ trình.
 Chuẩn bị nền tảng kiến thức vững chắc, toàn diện, các giá trị sống, kỹ năng mềm và kỹ năng toàn cầu cho học sinh, có khả năng đáp ứng hiệu quả nhu cầu nguồn 
nhân lực chất lượng cao; trở thành trung tâm cho quá trình đổi mới, sáng tạo, nâng cao vị thế và uy tín của nhà trường.
2. Yêu cầu.
-  Thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật hiện hành, các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các quy định đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường.
- Thể hiện được tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn. 
- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đồng thuận, thân thiện; phát huy hiệu quả năng lực trách nhiệm của đội ngũ CB,GV,NV; phối hợp các lực lượng giáo dục trên địa bàn; khai thác tối đa CSVC, trang thiết bị dạy học, giáo dục; bổ sung các nguồn lực đầu tư để ĐBCL bền vững và tăng trưởng.
- Kế hoạch thực hiện đảm bảo hiệu quả, thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương.
- Xác định rõ trách nhiệm, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch; đảm bảo đầy đủ nguồn lực để thực hiện Kế hoạch đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả và khả thi.  
- Tiếp cận theo chuẩn đầu ra của nhà trường theo Chương trình GDPT 2018, gắn kết với hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn của Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường Tiểu học. 
- Phù hợp với thực tiễn của nhà trường, dễ thực hiện, thuận tiện trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá và cải tiến chất lượng. Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời. 
3. Căn cứ xây dựng kế hoạch.
- Nghị quyết  số  03-NQ/TU ngày 19/11/2021 của Ban chấp hành Đảng  bộ tỉnh về “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ”;
- Kế hoạch số 1722/KH-SGD&ĐT ngày 27/8/2021 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện công tác Đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Nghệ An;
- Công văn số 1887/SGD&ĐT-KTKĐCLGD ngày 16/9/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện công tác đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông; 
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đô Lương, khóa XXI, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Trù Sơn khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Công văn số 295/CV-PGD&ĐT ngày  7/9/2022 của Phòng GD&ĐT Đô Lương về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022 - 2023. 
- Xuất phát từ thực tiễn hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục tại nhà trường: Chưa thực hiện đầy đủ việc quản lý chất lượng bên trong trước khi đánh giá dẫn tới chưa đóng góp nhiều cho việc nâng cao chất lượng GD. Do vậy, để nâng cao hiệu quả công tác KĐCLGD, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng cao chất lượng GD nhà trường thì phải thực hiện tốt công tác BĐCL bên trong. 
II. ĐẢM BẢO CÁC YẾU TỐ BỐI CẢNH
1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.
Xã Trù Sơn có diện tích tự nhiên rộng khoảng 2 039,98 ha; nằm vào hạ huyện Đô Lương, cách trung tâm huyện khoảng 20 km về hướng Tây Bắc theo con đường N5. Với địa hình bán sơn địa; khí hậu nhiệt đới, quanh năm nắng nóng, khô hạn; đất đai kém màu mỡ. Xã có số lượng dân cư rất đông, tính đến tháng 9 năm 2022, dân số có 2 914 hộ, hơn 11 132  nhân khẩu; phân bố trên 9 đơn vị xóm; tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 1, 27%. Đa phần dân cư làm nông nghiệp, công nhân; nên thu nhập bình quân hàng năm còn thấp; vì thế, đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm còn chiếm gần 5 %. Đa phần dân cư làm nông nghiệp (trồng lúa và các loại cây hoa màu); làm công nhân tại các công ty may mặc đóng trên địa bàn huyện Đô Lương; nên thu nhập bình quân hàng năm còn thấp; vì thế, đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm còn chiếm gần 5%. Đặc biệt, Trù Sơn là địa phương có dân theo đạo Thiên chúa giáo đông, có 5/9 xóm theo đạo Thiên chúa giáo, các hộ gia đình này lại có đông con, họ còn mang một số phong tục, tập quán cũ trong sự đầu tư phát triển cho con em mình. Nên mặt bằng trình độ dân trí còn thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và cấp trên.  
Trường Tiểu học Trù Sơn có 1125 em học sinh, với 32 lớp; trong đó gần 1/3 học sinh là con em gia đình theo Đạo Thiên chúa giáo, có 3 học sinh khuyết tật hưởng chế độ bảo trợ xã hội. Nhà trường thường gặp trở ngại trong việc tuyên truyền huy động phụ huynh tham gia các chương trình học tập tăng cường, sân chơi trí tuệ, tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc cho học sinh. 
Tuy vậy, những năm gần đây, các Cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để chỉ đạo nhân dân tích cực đổi mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng mô hình sản xuất chăn nuôi tiên tiến (trồng cây hành tăm, nuôi cá vụ 3, Ốc bươu), phát triển làng nghề (Làng nghề làm Nồi đất”, tạo cơ hội cho con em đi làm ăn xa quê, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Đặc biệt, thời gian gần đây, địa phương đang rất quan tâm, đầu tư phát triển về giáo dục; tập trung nhiều nguồn lực để xây dựng các trường học khang trang, đạt chuẩn Quốc gia. Phụ huynh đã quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện nhiều hơn đến việc học hành của con em mình. Năm 2020, xã Trù Sơn đã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020; là điều kiện thuận lợi để nhà trường làm tốt công tác giáo dục. 
Các Đoàn thể chính trị trong địa bàn xã luôn có sự phối kết hợp với nhà trường, vì thế nhà trường cũng thể hiện tốt vai trò của mình  trong công tác phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương, với CMHS để xây dựng môi trường GD nhà trường - gia đình- xã hội thân thiện, an toàn, lành mạnh; đảm bảo cho nhà trường đạt các tiêu chuẩn 3, tiêu chuẩn 4 và 5 trong Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
Nhà trường tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác hàng năm với các tổ chức, đoàn thể địa phương như ( MTTQ, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội cựu giáo chức, Công an xã, Ban Đại diện CMHS…) để bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện học sinh thông qua các nội dung: 
- Hoạt động giáo dục của địa phương;
- Hoạt động trải nghiệm ở địa phương;
- Các phương tiện truyền thông, thông tin của địa phương. 
Định kỳ hàng năm tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể để đánh giá kết quả hoạt động năm trước, đề ra nhiệm vụ năm tới với các yêu cầu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Hồ sơ Chương trình phối hợp công tác được lưu giữ đầy đủ, lâu dài.
2. Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với bối cảnh địa phương.
Trên cơ sở điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương; hoàn cảnh sống, phong tục tập quán điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình của phụ huynh học sinh cùng với cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học và trình độ điều kiện, năng lực công tác của đội ngũ giáo viên hiện có. Nhà trường xây dựng chương trình giáo dục để tổ chức dạy học, hoạt động giáo dục phù hợp thực tế. Quan điểm để xây dựng chương trình giáo dục nhà trường là tổng hòa các ý kiến thảo luận, đóng góp, xây dựng của đội ngũ giáo viên thông qua nội quy, quy chế thực hiện dân chủ cơ sở; hội nghị tổ chuyên môn, hội nghị viên chức, người lao động; kế hoạch lựa chọn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở khối 1, khối 2, khối 3, khối 4 (năm học 2022 - 2023); đồng thời chú trọng đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân đối với lứa tuổi của học sinh; quyền và nghĩa vụ của người dạy. Mặt khác, nhà trường đặc biệt quan tâm đến phong tục, tập quán, truyền thống, văn hóa của nhân dân, phụ huynh học sinh để xây dựng chương trình giáo dục địa phương, giáo dục kĩ năng sống (thông qua các hoạt động trải nghiệm về tìm hiểu bản sắc văn hóa, truyền thống, ngành nghề  truyền thống, sự phát triển mới; bổ sung chương trình giáo dục tăng cường (tiếng Anh, Tin học, kĩ năng sống) cho học sinh. Lồng ghép linh hoạt, phù hợp, bảo đảm sự hài hòa giữa chương trình chung và chương trình giáo dục địa phương với chương trình giáo dục tăng cường. Chương trình giáo dục nhà trường vừa góp phần hình thành phẩm chất, năng lực theo quy định chung vừa góp phần phát huy bản sắc văn hóa riêng của địa phương.
3. Xây dựng văn hóa nhà trường.
 Xây dựng môi trường làm việc, học tập theo hướng thân thiện, gần gũi, hiệu quả, đổi mới phân cấp mạnh mẽ, đồng thời gắn với việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao cho tổ chuyên môn, GV trong việc ĐBCL dạy học một cách phù hợp. Xây dựng phong trào thầy và trò tích cực thi đua “Dạy tốt và Học tốt” một cách thiết thực, hiệu quả. Phấn đấu xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường.
Xây dựng văn hóa nhà trường nhằm tạo nên một môi trường văn hóa lành mạnh, an toàn góp phần xây dựng một môi trường giáo dục chuẩn mực theo quy định, bao gồm: 
Nhà trường xây dựng, hoàn thiện bộ quy chế nội bộ (quy chế làm việc; quy chế thực hiện dân chủ nội bộ; quy chế phối hợp giữa CM và CĐ; quy chế thi đua khen thưởng; quy chế chi tiêu nội bộ; vv) tại đơn vị.
- Nhà trường tổ chức lấy ý kiến của CBGVNV về bộ quy chế thông qua sinh hoạt, Hội nghị Tổ chuyên môn, tổ công đoàn, Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng; để bổ sung hoàn chỉnh bộ quy chế trước khi đưa vào Nghị quyết Hội nghị VC, NLĐ để ban hành thực hiện.
- Nhà trường tổ chức quán triệt Quy chế dân chủ cơ sở (Quy chế dân chủ nội bộ, quy tắc ứng xử văn hóa) sau khi đã hoàn chỉnh đến tận 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.
- Xây dựng bộ Quy tắc ứng xử văn hóa cho học sinh theo đơn vị lớp học.
- Tổ chức cho các tổ chuyên môn, cá nhân CBGVNV, các lớp học đăng kí chỉ tiêu xây dựng mô hình văn hóa tại lớp, tổ. 
- Chỉ đạo công đoàn nhà trường  xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa; tuyên truyền, khuyến khích, động viên CBĐV thực hiện nghiêm túc các nội dung quy chế dân chủ nội bộ, các quy tắc ứng xử văn hóa; xây dựng các mối quan hệ, khối đoàn kết thống nhất cao; đảm bảo: Nề nếp - Kỉ cương - Tình thương - Trách nhiệm trong tập thể sư phạm.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh để  xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương thông qua việc tổ chức các sân chơi trí tuệ (Toán VioEdu, Toán Timo, Trạng nguyên tiếng Việt, Trạng nguyên Toàn Tài, tiếng Anh TOEFL, English challenge, IOE; các hoạt động giáo dục trải nghiệm theo các chủ đề thi đua trong năm học (ngày hội tết Trung thu, em yêu trường lớp; biết ơn thầy cô giáo, ngày hội thể thao, ngày tết quê em...),...để xây dựng, phát triển cho học sinh các kĩ năng giao tiệp, kĩ năng ứng xử, các phẩm chất, năng lực,...cho học sinh; giúp các em phát triển toàn diện về nhân cách.
- Tổ chức đánh giá, tuyên dương và nhân rộng các tấm gương tiên tiến, điển hình ở 
các tổ chuyên môn, lớp học, cá nhân CBGVNV. Qua đó, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử văn hóa tại  nhà trường để định hướng, điều chỉnh hành vi, biện pháp trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình văn hóa của nhà trường. 
- Định kỳ trao đổi tổng kết kinh nghiệm về xây dựng mô hình văn hóa nhà trường; hướng dẫn hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường và giữa các trường với nhau để học tập những mô hình tốt, bổ sung hoàn thiện những tiêu chuẩn, tiêu chí một cách cụ thể, nhằm ngày càng hoàn thiện hơn mô hình văn hóa nhà trường.
3. Sử dụng hợp lí, hiệu quả nguồn kinh phí hằng năm. 
Để sử dụng nguồn kinh phí hàng năm phù hợp, hiệu quả; nhà trường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo tính minh bạch và dân chủ, công khai; xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn kinh phí hằng năm cho các hoạt động đảm bảo hợp lý, hiệu quả, thông qua Hội nghị viên chức, người lao động tại đơn vị. Chú trọng bố trí kinh phí về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cần thiết, đồng thời đảm bảo nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt động chuyên môn, dạy và học.
Nhà trường xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm để phục vụ Kế hoạch ĐBCL (về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị,...) bảo đảm phù hợp với điều kiện, yêu cầu thực tiễn của nhà trường và có tính khả thi (phụ lục 3,4).
4. Phát huy cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội trong nhà trường, địa phương trong giáo dục thiếu niên, nhi đồng. 
Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, chương trình phối hợp với địa phương nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho GV, học sinh: Khuyến học, khuyến tài, động viên, thăm hỏi, hỗ trợ các GV, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; các hoạt động ngoại khóa cho GV và học sinh. Qua đó, tạo môi trường thân thiện, tích cực, sáng tạo, nhằm hình thành năng lực, phẩm chất người học có hiệu quả.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề, giáo dục về các chính sách, pháp luật, giới tính, sức khỏe sinh sản, giáo dục truyền thống, phòng chống tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước,...
- Tổ chức các hội thi về kiến thức, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho GV và học sinh: Rung chuông vàng, thế giới trong em, Hội diễn, ngày hội thể thao,...
6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. 
Tuyên truyền, vận động về chủ trương xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực để tạo sự chuyển biến tích cực của các cấp, các ngành và nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa tầm quan trọng của việc xây dựng, mua sắm bổ sung, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo các tiêu chí, tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn quốc gia để nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuyên truyền, huy động cộng đồng địa phương, gia đình, phụ huynh học 
sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường thông qua:
- Các cuộc họp, làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương;
- Các phương tiện thông tin, truyền thông;
- Các cuộc họp phụ huynh lớp, trường;
Từ đó, huy động  được sự đồng thuận về chủ trương huy động nguồn lực, xã hội hóa; tham gia ủng hộ tài trợ giáo dục cho nhà trường bằng nhiều hình thức (tiền mặt, hiện vật, thiết bị học tập,...)
III. ĐẢM BÁO CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
1. Xây dựng chiến lược ĐBCL giáo dục của nhà trường. 
Nhà trường xây dựng Chiến lược ĐBCL theo định kỳ 1 năm học, định kỳ 5 năm và định hướng tầm nhìn đến 10 năm; chiến lược đảm bảo chất lượng thể hiện đầy đủ các yếu tố cốt lõi: Sứ mệnh, tầm nhìn, hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường; xây dựng uy tín và thương hiệu của nhà trường; xây dựng văn hóa nhà trường, văn hóa chất lượng. Mục tiêu cuối cùng là hình thành được văn hóa chất lượng trong nhà trường hướng đến chất lượng thực của học sinh, hướng đến sự thành đạt của người học; với sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi như sau:
Sứ mệnh: Trường Tiểu học Trù Sơn tạo dựng: Môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, an toàn; tạo cơ hội cho học sinh phát triển toàn diện về trí tuệ, năng lực, phẩm chất. Phấn đấu đạt tái Chuẩn Quốc gia mức độ 1 bền vững; tiến tới phát triển văn hóa chất lượng; xây dựng trường học hạnh phúc, hiện đại đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 2 vào giai đoạn năm 2025 – 2030.
Tầm nhìn: Tầm nhìn đến năm 2025: Xây dựng trường Tiểu học Trù Sơn đạt tái Chuẩn Quốc gia mức độ 1 bền vững; với môi trường giáo dục thân thiện, uy tín, văn hóa chất lượng.
                  Tầm nhìn đến năm 2030: Xây dựng một ngôi trường khang trang, hạnh phúc, từng bước hiện đại hóa; đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 2. 
Giá  trị cốt lõi:
- Yêu nước, nhân ái                    - Đoàn kết, trách nhiệm                      
- Tự chủ, sáng tạo                       - Khát vọng vươn lên                 
- Chăm chỉ, trung thực                   
1.1/ Đánh giá thực trạng các hoạt động của nhà trường, điểm mạnh, điểm yếu các hoạt động của nhà trường; kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
* Tình hình học sinh, đội ngũ giáo viên:
Học sinh:
Toàn trường Tổng số Trong đó Ghi chú
Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5
Số lớp 32 7 6 6 7 5
Số học sinh 1125 250 243 204 209 219
Trong đó: 
-  Nữ 547 137 115 101 89 105
- Khuyết tật 2 1
- Chính sách
- Hộ nghèo 9 7 12 3 11
- Cận nghèo 16 8 13 3 11
- Mồ côi
- Lưu  ban 07 5 1 1
- Mới tuyển 248 248
- Công giáo 255 74 48 49 35 49

Giáo viên: 



TT

Chức danh Tổng số Nữ Trình độ đào tạo Chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp GV

Chưa đạt Đạt chuẩn Trên chuẩn Đạt Khá Tốt
1 Hiệu trưởng 1 1 1 1
2 Phó HT 1 1 1 1
3 Giáo viên 37 29 37 29 8
4 Nhân viên 3 3 3 3
Cộng 42 34 42 30 12
5 Cán bộ quản lý cốt cán 1 1
6 Giáo viên cốt cán 1 1
7 Giáo viên dạy giỏi cấp huyện 8 8
8 Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 2 2
* Điểm mạnh của nhà trường:
 - Nhà trường được sự quan tâm thường xuyên của cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương về công tác xã hội giáo dục, về xây dựng bổ sung cơ sở vật chất; trường luôn nhận được sự theo dõi chỉ đạo sát sao trực tiếp của Phòng Giáo dục Đào tạo và  Lãnh đạo các cấp; có sự tin tưởng và đồng thuận hưởng ứng của đông đảo các bậc phụ huynh học sinh;
-  Cán bộ quản lý của trường 2 đồng chí có trình độ Đại học, trung cấp chính trị có 1 đ/c ( 1 đ/c đang học). Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường có năng lực quản lý, năng lực lãnh đạo, linh hoạt, tiếp cận nhanh, giám nghĩ giám làm vì lợi ích của tập thể. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, luôn quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học; nhất là việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở lớp 1, lớp 2, lớp 3.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên gồm 48  người; 100% GV có trình độ chuyên môn đạt chuẩn; nhiều giáo viên có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác, phương pháp dạy học; có ý thức tự học và luôn phấn đấu vươn lên trong công việc; 
  Năm học 2021 – 2022, trường có  2 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 2 giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh, 5 giáo viên được công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở, 1 giáo viên xuất sắc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen, 1 CBQL xuất sắc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tặng giấy khen; 8 giáo viên dạy giỏi cấp huyện,  tổng phụ trách đội tốt, 7 bản SKKN đạt A, B cấp huyện.
- Học sinh của trường phần lớn là con em nông thôn; các em rất chăm ngoan, chịu khó, tích cực trong học tập và rèn luyện, luôn nỗ lực hết mình, phấn đấu vươn lên về mọi mặt; Chất lượng đại trà và mũi nhọn ngày càng được nâng cao. Trường có 6 em học sinh giỏi huyện (có 1 em sáng tạo Tin học trẻ; 2 em HSG tiếng Anh English Challenge cấp huyện; 3 em đại sứ văn hóa đọc); 86 em HSG cấp tỉnh về TNTV, TNTT, 6 em  cấp tỉnh về Toán Vioedu (Phụ lục 1).
- Có đủ số lượng phòng học để đáp ứng dạy 2 buổi/ngày. Cơ sở vật chất trang thiết 
bị dạy học cơ bản đảm bảo đáp ứng yêu cầu dạy học.
- Các hoạt động dạy học trong nhà trường được tổ chức đa dạng, linh hoạt, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý học sinh, tình hình thực tế nhà trường và địa phương.
* Điểm yếu:
- Trường còn có 2 nhân viên đang có trình độ đào tạo Cao đẳng, 1 nhân viên có
trình độ đào tạo Trung cấp chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục năm 2019; một số giáo viên hạn chế về khả năng áp dụng phương pháp dạy học tích cực, hạn chế kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
- Đa phần các em học sinh của trường là con em nông dân; điều kiện kinh tế khó khăn, ít được đi xa; nên kĩ năng giao tiếp, ứng xử còn hạn chế. 
1.2/ Thời cơ, thách thức của nhà trường.
 * Thời cơ:
- Năm học 2022 - 2023 là năm học thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng  các cấp và thực hiện Chương trình GDPT  2018 ở lớp 1, lớp 2, lớp 3;
- Chương trình GDPT  lớp 1, 2,3 được xây dựng theo hướng mở đảm bảo định hướng thống nhất về những nội dung giáo dục cốt lõi bắt buộc đối với học sinh toàn quốc. Đồng thời trao quyền tự chủ cho nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, nhà trường; góp phần đảm bảo kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình và xã hội. Mặt khác, chương trình GDPT 2006 ở lớp 5 sẽ được bổ sung nội dung dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất tạo tiền đề cho học sinh đáp ứng chương trình GDPT 2018 ở lớp 6.
- Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo chăm lo đến công tác giáo dục của các cấp Đảng uỷ và chính quyền địa phương:
+ Mở rộng thêm diện tích khuôn viên; chuẩn bị tốt các điều kiện để dạy học theo chương trình GDPT 2018;
+ Động viên khuyến khích kịp thời cán bộ, GV, HS; 
+ Quan tâm chỉ đạo sát sao các HĐ dạy học - Giáo dục học sinh;
+ Có sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể: Đoàn TN, Hội Cựu chiến binh, Phụ nữ, Trạm y tế, các doanh nghiệp;…
- Sự đồng thuận, ủng hộ của phụ huynh học sinh trong việc : 
+ Quan tâm và đồng thuận với nhà trường về các chủ trương, các HĐ dạy học, GD học sinh, tạo mọi điều kiện cho con em học tập;
+ Quan tâm đến xây dựng, tu sửa và mua sắm cơ sở vật chất, tham gia lao động,  khang trang trường lớp.
- Cơ sở vật chất ngày càng được củng cố, trang thiết bị dạy học ngày càng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu dạy học.
- Trường có đội ngũ CBGVNV trẻ, khỏe, tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp ; giáo viên dạy lớp 1,2,3 đã được tập huấn đầy đủ về nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, cách xây dựng kế hoạch bài dạy, khai thác học liệu điện tử.
* Thách thức:
- Đất nước đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, cuộc cách mạnh công nghệ 4.0; hội nhập Quốc tế; sự đòi hỏi của xã hội và gia đình ngày càng cao về chất lượng giáo dục cho học sinh;
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý,  giáo viên, nhân viên phải đạt chuẩn hóa theo Luật Giáo dục 2019; Điều lệ trường Tiểu học; phải đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018; phải linh hoạt sáng tạo trong dạy học ứng phó đại dịch Covid-19;
- Năm học 2022 - 2023, trường Tiểu học Trù Sơn có cơ cấu về số lớp, số học sinh đông; 1125 em, 32 lớp; vượt quá số lớp quy định theo Điều lệ trường Tiểu học.  CBGVNV đông; điều kiện về cơ sở vật chất để dạy học, giáo dục, làm việc còn thiếu thốn nhiều hạng mục.
- Các điều kiện, tiêu chuẩn để xây dựng trường học tái đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 1 theo Thông tư 13/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xây dựng hạnh phúc, lớp học khang trang.
- Đại dịch Covid-19 kéo dài 2 năm qua đã ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - Chính trị - Xã hội – Tác động lớn đến đời sống của mỗi người dân; nhà trường phải sử dụng linh hoạt các phương án, các hình thức dạy học ứng phó dịch bệnh Covid-19.
1.3/ Mục tiêu chương trình giáo dục của nhà trường: 
Nhà trường xây dựng chương trình giáo dục theo Thông tư 32/2018 của Bộ GD&ĐT cho học sinh lớp 1,2,3; chương trình giáo dục theo Quyết định 16/2006 của Bộ GD&ĐT cho HS lớp 4, 5. Chương trình giáo dục được tổ chức 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút.  Xây dựng Kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lí giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học.  Thời khóa biểu đã được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lí về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học. Nhằm đáp ứng: Nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu về sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản. Đặc biệt, chú trọng phát triển 5 phẩm chất (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và 10 năng lực gồm 3 năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo); 7 năng lực chuyên môn (ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất).
Qua đó, giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp, kĩ năng ứng xử cần thiết trong học tập và sinh hoạt; để học sinh tiếp tục học ở Trung học cơ sở. 
1.4/ Xác định chuẩn đầu ra của Chương trình giáo dục nhà trường:
Quy trình xác định chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục nhà trường gồm 5 bước như sau:
Bước 1. Thành lập Tổ soạn thảo chuẩn đầu ra; 
Bước 2. Xây dựng dự thảo chuẩn đầu ra;
Bước 3. Tổ chức khảo sát thu thập thông tin các bên liên quan;
Bước 4. Hoàn thiện dự thảo chuẩn đầu ra;
Bước 5. Hoàn thiện, phê duyệt và công bố chuẩn đầu ra.
Sau khi hoàn thiện, chuẩn đầu ra được thông qua hội đồng sư phạm nhà  trường, trình Hiệu trưởng phê duyệt, ký ban hành và được công bố trên website của trường (Phụ lục 2 kèm theo).
- Chuẩn đầu ra của trường năm học 2022- 2023:

TT Nội dung Khối lớp 1 Khối lớp 2 Khối lớp 3 Khối lớp 4 Khối lớp 5
1 Đánh giá Kết quả cuối năm 250 243 204 209 218
1.1 Hoàn thành xuất sắc 62 72 51 38 39
1.2 Hoàn thành tốt 77 69 67 78 60
1.3 Hoàn thành 105 101 86 93 119
1.4 Chưa hoàn thành 6 1 0 0 0
2 Danh hiệu Khen thưởng
2.1 Khen thưởng cấp trường 140 140 118 110 117
2.2 Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng 39 43 35   54
56
4 Hoàn thành chương trình lớp học
4.1 Hoàn thành 240 201 206 209 218
4.2 Chưa hoàn thành 5 1 0 0
5 Hoàn thành chương trình Tiểu học
5.1 Hoàn thành 218
5.2 Chưa hoàn thành 0
Ghi chú: Có 3 học sinh khuyết tật không đánh giá, nên không đưa vào bảng này.
2. Đảm bảo chất lượng tuyển sinh. 
Xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm phù hợp với điều kiện nhà trường; xây dựng quy chế tuyển sinh rõ ràng, công khai, minh bạch; đảm bảo dân chủ, công bằng trong tuyển sinh. Tuyển đúng yêu cầu, tiêu chuẩn, đủ số lượng, đề cao quyền được học của học sinh.
Phối hợp với Trường mầm non trên địa bàn, nhà trường xây dựng kế hoạch hỗ
trợ trẻ 5 tuổi trong giai đoạn chuyển tiếp lên lớp 1 tại trường Tiểu học. Cùng với trường Mầm non tổ chức các hoạt động cho trẻ 5 tuối làm quen với trường Tiểu học: Tham quan, tìm hiểu trường Tiểu học về thầy cô, phòng học, quang cảnh nhà trường, các anh chị học sinh; đặc biệt giao lưu với các anh chị học sinh lớp 1 bằng một số hoạt động cụ thể như: Giới thiệu bản thân, múa hát, đọc thơ, kể chuyện, xem một số động tác cơ bản của các anh chị lớp 1 biểu diễn.
Hiệu trưởng tìm hiểu, nắm rõ số trẻ 5 tuổi ở trường Mầm non: Tổng số trẻ ra lớp, nam, nữ, hoàn cảnh gia đình, đặc biệt chú ý những đối tượng học sinh yếu thế (khuyết tật, mồ côi, con hộ nghèo hộ cận nghèo, số trẻ là con em giáo dân,..), số lớp học khối 1. Nhất là nắm được những học sinh 5 tuổi mà chưa ra lớp (năm học 2022-2023, có 35 trẻ 5 tuổi chưa ra lớp tại trường Mầm non). Đặc biệt, nắm rõ thông tin của Trường mầm non về kết quả đánh giá học sinh theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi ban hành theo Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23/7/2010 của Bộ GDĐT. 
Từ các thông tin trên, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tuyển sinh vào lớp 1; trường phải huy động hết trẻ 6 tuổi trên địa bàn vào học lớp 1; để đảm bảo thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học; đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, dân chủ khi tuyển sinh, xếp lớp học sinh. Nhà trường tổ chức tuyên truyền cho phụ huynh có con em vào học lớp 1 về bộ sách giáo khoa, bộ đồ dùng học tập  theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tuyên truyền để phụ huynh đăng kí tham gia Chương trình giáo dục tiếng Anh Tăng cường, Kĩ năng sống, làm quen với Tin học,...
Từ thông tin công tác tuyển sinh lớp 1, Hiệu trưởng nắm tình hình đặc điểm đối tượng học sinh để chuẩn bị phương án bố trí các GV làm nhiệm vụ chủ nhiệm và dạy học các lớp khối 1; xây dựng kế hoạch giáo dục tăng cường tiếng Anh. 
3. Xây dựng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018. 
GV có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Xây dựng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018 là sự đảm bảo chất lượng bền vững. Trên cơ sở đề án vị trí việc làm, số lớp, số học sinh; Hiệu trưởng tham mưu với Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ bố trí GV nhà trường đủ về số lượng và hợp lý về cơ cấu môn học, đảm bảo về chất lượng, đạt chuẩn theo quy định để tổ chức dạy đầy đủ, dạy tốt các môn học và các hoạt động giáo dục theo quy định. 
Xây dựng phương án bố trí nhân sự năm học, Hiệu trưởng tổ chức phân công lao động, bố trí nhiệm vụ phù hợp để phát huy năng lực, sở trường của từng GV.
Hiệu trưởng rà soát, nắm vững những điểm mạnh, điểm yếu của từng GV về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, nghiệp vụ giảng dạy, điều kiện công tác, chí hướng phấn đấu, năng lực sử dụng công nghệ thông tin để phân công nhiệm vụ cho từng người phụ hợp; nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu; tạo cơ hội phấn đấu, phát triển cho từng người. 
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho đội ngũ
GV. Đặc biệt là bồi dưỡng nâng cao về trình độ đào tạo đạt chuẩn (Đại học) theo Luật Giáo dục năm 2019 và Nghị định 71 của Chính phủ. 
Thực hiện tốt công tác đánh giá, xếp loại giáo viên hàng năm  theo Chuẩn nghề nghiệp; rà soát các tiêu chuẩn, tiêu chí về chức danh nghề nghiệp theo Thông tư 02/2021 của mỗi giáo viên. Từ đó, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thực hiện bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng hoạt động thực tiễn cho đội ngũ GV của nhà trường; có nhiệm vụ, mục tiêu bồi dưỡng cụ thể cho từng GV.
 Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi  GVDG, GVCG giỏi  cấp trường.  Trên cơ sở nỗ lực phấn đấu của cá nhân GV và sự bồi dưỡng của tổ, nhóm CM; nhà trường tổ chức Hội thi đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ; lựa chọn đội ngũ để tập trung bồi dưỡng, nâng cao tỉ lệ GV dạy giỏi các cấp đáp ứng yêu cầu Tiêu chuẩn 2 trong Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.
Hiệu trưởng có kế hoạch cụ thể phối hợp với Công đoàn nhà trường tạo điều kiện về vật chất và thời gian, tăng thu nhập và quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho GV. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, tạo động lực phấn đấu trong đội ngũ GV.
Hiệu trưởng tham mưu UBND cấp huyện (qua Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ)  tuyển dụng, tiếp nhận GV đặt chất lượng GV trên hết; trong tuyển dụng, tiếp nhận GV đảm bảo cơ cấu, độ tuổi, có sự kế cận và đạt chuẩn về trình độ đào tạo.
Xây dựng đội ngũ GV định hướng theo tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia với các tiêu chí định lượng cụ thể (tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo, tỷ lệ GV xếp loại theo Chuẩn nghề nghiệp, số GVGD các cấp học...). Có chính sách khuyến khích, đãi ngộ, tôn vinh những GV tâm huyết với nghề, năng lực chuyên môn tốt.
Đội ngũ CBQL của trường có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn
 vững vàng, năng động, sáng tạo, làm việc khoa học, hiệu quả và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đội ngũ giáo viên, nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tạo được uy tín trong nhân dân.
Phấn đấu cuối năm xếp loại đạt kết quả: 
- GV theo Chuẩn NN: Tốt:  25-30%; Khá: 70-75%; Đạt: 0%.
- Nhân viên: + Hoàn thành XSNV: 01; HTTNV: 02;  HTNV: 0.
- Quản lí: Hoàn thành xuất sắc: 01, HTT: 01
- BDTX: Xếp loại Đạt yêu cầu 100%; Khá – Giỏi: 70%.
- Sáng kiến kinh nghiệm: 100%; trong đó cấp huyện: 8-9 bản.
- Giáo viên dạy giỏi huyện: 8 người; GVDG tỉnh: 1 người, giáo viên chủ nhiệm giỏi: 1 người. (Phụ lục 3).
4. Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, chương trình nhà trường. 
Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, chương trình nhà trường phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện thực tiễn của trường (điều kiện  về đội ngũ GV, tình trạng CSVC, trang thiết bị,...). Chương trình giáo dục được tổ chức, thực hiện cả 2 buổi/ngày để bổ sung thêm chương trình giáo dục tăng cường đáp ứng nhu cầu của học sinh, phụ huynh.
4.1. Thiết kế chương trình giáo dục
 a) Căn cứ vào mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục, Nhà trường (thông qua Tổ ĐBCL) thiết kế các nội dung:
- Khung kế hoạch thời gian triển khai các môn học;
- Hoạt động giáo dục bắt buộc;
- Các môn học bắt buộc, các môn học tự chọn;
- Nội dung giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong 
nhà trường để thực hiện chương trình giáo dục đã thiết lập được; 
- Chương trình tăng cường đáp ứng nhu cầu học sinh, phụ huynh.
- Lớp 1,2,3: Thực hiện chương trình GDPT2018;  sử dụng bộ Sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; môn tiếng Việt Cánh Diều của Nhà xuất bản ĐHSPTPHCM.
- Lớp 4,5: Thực hiện chương trình GDPT 2006; sử dụng bộ sách giáo khoa hiện hành của Nhà Xuất bản GDVN.
- Ngoại ngữ: 
   Khối 1,2: Thực hiện chương trình GDPT 2018, tiếng Anh tự chọn: 2 tiết/tuần; sử dụng bộ sách giáo khoa: i-Learn Smart Start của nhà Xuất bản ĐHSPTPHCM.
 Khối 3: Thực hiện chương trình GDPT 2018;  tiếng Anh: 4 tiết/tuần; sử dụng bộ sách giáo khoa Global Success của nhà Xuất bản GDVN.
             Khối 4,5: Thực hiện chương trình tiếng Anh theo Đề án 10 năm; sử dụng bộ sách giáo khoa  tiếng Anh  4, 5 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
          - Tin học: Em học lập trình KODU 1, 2 – NXB Giáo dục Việt Nam.
- Tổ chức dạy học tiếng Anh Tăng cường cho học sinh khối 1,2.
Cụ thể:

TT Hoạt động giáo dục Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
CN HK1 HK2 CN HK1 HK2 CN HK1 HK2 CN HK1 HK2 CN HK1 HK2
                           1. Môn học/HĐGD bắt buộc
1 Tiếng Việt 420
216
204
350
180
170 245
126
119
175
144
36
280
144
36
2 Toán 105 54 51 175 90 85 175 90 85 175 90 85 175 90 85
3 Đạo đức 35 18 17 35 18 17 35 18 17 35 18 17 35 18 17
4 TN-XH 70 36 34 70 36 34 70 36 34
5 Khoa học 70 36 34 70 36 34
6 Sử- Địa 70 36 34 70 36 34
7 Mỹ thuật 35 18 17 35 18 17 35 18 17 35 18 17 35 18 17
8 Âm nhạc 35 18 17 35 18 17 35 18 17 35 18 17 35 18 17
9 Công nghệ 35 18 17
Tin 35 18 17
10   Kỹ thuật 
35 18 17 35 18 17
11 TD(GDTC) 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34
12 GDTT 70 36 34 70 36 34
13 HĐTN  105 54 51 105 54 51 105 54 51 35 18 17 35 18 17
Cộng 875 450 425 875 450 425 770 432 408 805 468 342 910 468 342
                            2. Môn học tự chọn
1 Tin học 35 18 17 35 18 17
2 Ngoại ngữ 70 36 34 70 36 34 140 72 68 140 72 68
Cộng 70 36 34 70 36 34 175 90 85 175 90 85
3. Môn học/hoạt động giáo dục tăng thời lượng (buổi học thứ 2)
1 Tiếng Việt 70 36 34 70 36 34 35 18 17
2 Toán 70 36 34 70 36 34 35 18 17
3 Tự học 35 18 17 35 18 17 70 36 34 35 18 17 35 18 17
Cộng 175 90 85 175 90 85 140 90 85 35 18 17 35 18 17
4. Môn học/ hoạt động giáo dục tăng cường ngoài giờ chính thức
1 Tiếng Anh tăng cường 70 36 34 70 36 34
2 Kỹ năng sống 36 18 18 36 18 18 36 18 18 36 18 18 36 18 18
Sinh hoạt Câu lạc bộ..........
Cộng 106 54 54
Tổng cộng (1,2,3,4) 1226 630 598 1120 576 544 910 522 493 1015 576 444 1120 576 444
Số tiết học chínhthưc/tuần 25 25 25 25 25 25 28 28 28 26 26 26 26 26 26
Số tiết học- HĐGD ngoài giờ chính thức/ tuần 7+3 7+3 7+3 7+3 7+3 4+1 4+1 4+1) 6+1
6+1
6+1

6+1
  6+1
6+1

Số buổi học / tuần 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9

b) Tổ chuyên môn lập kế hoạch giáo dục theo năm học, bao gồm:
- Khung thời gian triển khai môn học;
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; 
- Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên, dự giờ và đánh giá giờ dạy; 
- Xây dựng các ngân hàng câu hỏi, bài tập cho môn học;
- Hoạt động giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất,năng lực học sinh;
- Tổ chức trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chuyên môn và phát triển chương trình, phương pháp dạy học, giáo dục; đặc biệt cần lấy nghiên cứu bài học là hoạt động thường xuyên để phát triển nghề nghiệp.
c) GV lập kế hoạch giáo dục, bao gồm: 
- Kế hoạch bài dạy (giáo án), theo dõi và đánh giá kết quả học sinh, chủ
nhiệm lớp (nếu có);
- Xây dựng, biên soạn các tài liệu hướng dẫn dạy học, giáo dục các chuyên
đề, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động giáo dục tự chọn dựa trên nhu cầu, đặc điểm địa phương để sử dụng chung trong trường.
4.2. Thực hiện chương trình giảng dạy linh hoạt và có hiệu quả.
Trên cơ sở khung chương trình giáo dục chung của môn học, hoạt động giáo dục; nhà trường giao quyền chủ động cho chuyên môn trường, các tổ, nhóm chuyên môn và GV quyền chủ động thực hiện chương trình giảng dạy linh hoạt, phù hợp và có hiệu quả với các đối tượng học sinh, điều kiện thực tiễn nhà trường và địa phương: 
- Xây dựng nội dung giáo dục theo thời khóa biểu;
- Xây dựng thời gian thực hiện nội dung giáo dục phù hợp với học sinh, thời gian, thể hiện theo lịch báo giảng;
- Lồng ghép, bổ sung các nội dung giáo dục về Tin học, các sân chơi trí tuệ (Trạng nguyên tiếng Việt, Trạng nguyên Toàn tài, tiếng Anh Tăng cường ở khối 1,2; Toán Vioedu, Toán Ti mo,  tiếng Anh Olinne, tăng cường bổ sung các kĩ năng sống, phòng chống tai nạn thương tích,...bổ trợ cho sự phát triển năng khiếu, năng lực, phẩm chất; đạt chuẩn về mục tiêu giáo dục theo kế hoạch bài dạy;
- Xây dựng kế hoạch bài dạy cụ thể theo đối tượng học sinh;
- Xây dựng các phương án, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với dịch bệnh Covid-19 tại địa phương: Tích hợp nội dung; rút gọn (giảm tải) nội dung; hoặc tăng thời lượng; tổ chức dạy học trực tuyến, trực tiếp,...theo tình hình thực tế.
5. Xây dựng, bồi dưỡng CBQL. 
Xây dựng đội ngũ CBQL có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm và tự trọng; có tầm nhìn, sáng tạo, năng lực tổ chức, quản trị nhà trường và tâm huyết với nghề; đạt chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng tối thiểu mức Khá theo quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, lý luận chính trị, kĩ năng hoạt động thực tiễn đối với CBQL. Cán bộ quản lý học tập, rèn luyện phấn đấu đạt 4T: Tâm huyết, Trách nhiệm, Tầm nhìn, Tác phong chuyên nghiệp. Phấn đấu để các cán bộ tổ chuyên môn đều có trình độ Trung cấp lý luận chính trị trong những năm tiếp theo.
CBQL không ngừng phấn đấu để xếp loại đạt mức khá tốt theo Chuẩn Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng. (Phụ lục 3).
6. Đảm bảo CSVC, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học. 
Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học góp phần quan trong nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, giáo dục. Đảm bảo CSVC, đồ dùng, thiết bị dạy học là tiền đề đảm bảo chất lượng giáo dục.
Năm học 2022 - 2023, trường Tiểu học Trù Sơn có 2 điểm trường: Điểm trường 1 có diện tích khuôn viên: 9587 m2; điểm trường 2 có diện tích khuôn viên: 4590 m2.
+ Số phòng học văn hóa: 32 phòng; điểm trường 1: 20 phòng; điểm trường 2: 12 phòng.
+ Số phòng học bộ môn: 4 phòng: Điểm trường 1: Phòng tiếng Anh: 01 phòng; phòng Tin học: 01 phòng; 
Điểm trường 2: Phòng tiếng Anh: 01 phòng, phòng Tin học: 01 phòng.
+ Bàn ghế học sinh: Trường có đủ bàn ghế trong từng phòng học; loại hình bàn đôi, ghế đôi; bàn đôi ghế một.
+ Tủ đựng thiết bị: Mỗi phòng học có 1 tủ đựng đồ dùng dạy và học của giáo viên và học sinh; nhiều lớp học còn có thêm tủ sách, giá sách và các dụng cụ học tập khác.
+ Phòng học có bảng chống lóa, được trang trí các khẩu hiệu đúng quy định, có đủ bóng điện chiếu sáng và quạt mát.
Tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng CSVC và trang thiết bị dạy học hiện có 
của nhà trường; căn cứ yêu cầu của hoạt động dạy học, giáo dục để xây dựng kế hoạch bổ sung, sửa chữa, mua sắm CSVC, trang thiết bị dạy học.
 Cần làm rõ danh mục bổ sung, sửa chữa, mua sắm trước mắt (ngay trong năm học) và dài hạn (từ 3-5 năm) để có kế hoạch bố trí kinh phí phù hợp.
Có kế hoạch vận động, huy động các nguồn lực theo hướng xã hội hóa để có kinh phí bổ sung, xây dựng, sửa chữa, cải tạo CSVC, trang thiết bị dạy học: Sự đầu tư từ ngân sách nhà nước (các chương trình, dự án thuộc ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện, xã); sự ủng hộ của các doanh nghiệp, các tổ chức, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước; sự ủng hộ của các thế hệ cựu học sinh, nhất là học sinh thành đạt; sự đóng góp của cha mẹ học sinh. Việc sự dụng kinh phí cần bảo đảm công khai, minh bạch để tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư đồng thời bảo đảm quy định pháp luật về quản lý tài chính, tài sản. Việc mua sắm, xây dựng CSVC, trang thiết bị phải tuân thụ các quy định hiện hành về mua sắm, đấu thầu,vv.
Kế hoạch mua sắm, sữa chữa CSVC, thiết bị:
 

TT Các công trình, trang thiết bị dạy học Mới Sửa chữa, cải tạo Thời gian hoàn thành Kinh phí
(đơn vị tính triệu đồng) Nguồn kinh phí
Ghi chú
1 Đồ dùng dạy học lớp 3 6 12/2022 15 NSNT
2 14 máy vi tính lớp 3 14 12/2022 100 Tài trợ GD
3 Ti vi tương tác TM 7 10/2022 120 Phụ huynh
4 SGK, tài liệu tham khảo 12/2022 5 NSNN
5 Bàn ghế học sinh 40 01/2023 60 Tài trợ GD
6 Bảng từ chống lóa lớp học
6 10/2022 7.4 NSNT
7 Nâng cấp nhà xe học sinh ở  điểm trường 1. 01/2023 40 Tài trợ GD
8 Nâng cấp nhà vệ sinh HS ở điểm trường 1.
5 02/2023 80 Tài trợ GD
9 Nâng cấp 350 m sân ở điểm trường 1 02/2023 60 Tài trợ GD
10 Tu sửa nâng cấp nhà vệ sinh học sinh ở điểm trường 2 X 01/2023 20 Tài trợ GD
11 Ghế văn phòng ở điểm trường 2. 20 01/2023 22 Tài trợ GD
12 Trang trí phòng học 03/2022 10 Phụ huynh
13 Nâng cấp nhà văn phòng ở điểm 1 1 10/2022 100 Nguồnvốn ĐP
14 Nâng cấp guồn điện, tu sửa khác. X 50 NSNT
TỔNG 689.4
Tổ chức khai thác, sử dụng CSVC, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đã được trang bị bảo đảm hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục. Khắc phục tình trạng lãng phí CSVC, trang thiết bị, không khai thác, sử dụng hoặc không khai thác hết tính năng thiết bị, CSVC hiện có. Có nhiều biện pháp quản lý để ngăn ngừa tình trạng GV ngại sử dụng thiết bị, nhất là các thiết bị công nghệ hiện đại như ti vi, máy chiếu, bài giảng điện tử. Gắn việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học với việc đánh giá xếp loại hàng năm của GV.
Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo nền nếp việc quản lý, đăng ký, kiểm kê, khấu hao, thanh lý. CSVC, tài sản, trang thiết bị theo quy định. Tăng cường ứng dụng CNTT, sử dụng các phần mềm trong quản lý CSVC, trang thiết bị, đồ dùng dạy học để nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng, bảo quản CSVC, trang thiết bị ( Phụ lục 4).
7. Cam kết trách nhiệm.
 GV kí cam kết chất lượng môn học, GV chủ nhiệm ký cam kết về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh với Hiệu trưởng (Phụ lục 15); Hiệu trưởng kí cam kết với Trưởng phòng GD&ĐT về chất lượng giáo dục của nhà trường (Phụ lục 16).
IV. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC
1. Đảm bảo chất lượng dạy học của GV.
Nhà trường, thông qua tổ, nhóm chuyên môn, chỉ đạo đội ngũ GV thực hiện nghiêm túc các yêu cầu, quy định để đảm bảo chất lượng dạy học. Cụ thể:
1.1. GV xây dựng và thực hiện chương trình môn học, lập kế hoạch giáo dục cá nhân, kế hoạch giảng dạy.
Giáo viên xây dựng dự thảo kế hoạch dạy học môn học, thảo luận giữa các
thành viên trong tổ, tổ chuyên môn hoàn thiện dự thảo trình Hiệu trưởng phê duyệt. Nhà trường giao quyền chủ động, linh hoạt cho GV trong việc xây dựng và thực hiện chương trình môn học, lập kế hoạch giáo dục cá nhân, kế hoạch giảng dạy phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thực hiện tốt mục tiêu, nội dung chương trình và kế hoạch dạy học; linh hoạt ứng phó khi tình hình dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp ( có các phương án, kịch bản dạy học cụ thể theo từng giai đoạn).
- Chuẩn bị kế hoạch bài dạy (bài soạn) đầy đủ theo thời khóa biểu, chuẩn bị lên lớp ĐBCL, đúng quy định về giảng dạy và giáo dục học sinh;
- Thực hiện nghiêm túc việc lên lớp; chấm chữa bài, tư vấn tại chỗ cho học sinh theo tiến trình dạy học. Chú ý dạy học phân hoá, giúp đỡ học sinh còn gặp khó khăn trong học tập, học sinh khuyết tật. Phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo tiến trình: Tiếp cận tri thức, khám phá, thực hành, vận dụng nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” và phát triển năng lực người học.
- Tổ chức dự giờ thăm lớp, SHCM theo hướng nghiên cứu bài học và phân tích tính sư phạm, hoạt động của bài học; đáp ứng nhu cầu dạy học của giáo viên.
- Tổ chức kiểm tra - đánh giá kết quả việc học tập của học sinh; (Đối với lớp 4,5: kiểm tra  4 lần: giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Đối với lớp 1,2,3 kiểm tra 2 lần: cuối kì 1, cuối kì 2. Lưu ý: không tổ chức kiểm tra phần nội dung đã giảm tải).
- Quản lý tốt hồ sơ chuyên môn: Hồ sơ tổ, hồ sơ cá nhân.
- Tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng với các nội dung, chuyên đề, môdul phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân và kế hoạch của Trường đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 ( chuyên đề về phương pháp dạy học trực tuyến; chuyên đề, hội thảo dạy học lớp 3, 4 modunl 10,11 của CTGDPT 2018).
1.2. Giáo viên thiết kế bài giảng.
Giáo viên chủ động linh hoạt khai thác các học liệu điện tử, ngữ liệu, ứng dụng CNTT (hoclieu.vn, thongminh.edu.vn, học 1 biết 10 hay hành trang số; sử dụng sách mềm),... để thiết kế  bài giảng phù hợp với điều kiện thực tiễn và đối tượng học sinh, đảm bảo các yêu cầu:
- Lấy mục tiêu bài học, yêu cầu cần đạt của chương trình làm cơ sở để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau mỗi tiết học;
- Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học;
- Chú trọng đổi mới kế hoạch bài dạy (bài soạn) theo hướng dẫn của Bộ GDĐT tại Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021 về việc xây dựng kế hoạch giáo dục trường tiểu học. Tổ chức các hoạt động của học sinh gồm: Khám phá, trải nghiệm, thực hành, kết nối, vận dụng nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
1.3. Giáo viên tổ chức thực hiện tốt kế hoạch bài giảng trên lớp.
GV chủ động, linh hoạt thực hiện kế hoạch bài giảng trên lớp để giúp học 
sinh học tập có hiệu quả. Việc thực hiện kế hoạch bài giảng trên lớp cần đảm bảo
các yêu cầu:
- Việc đổi mới phương pháp dạy học đảm bảo theo yêu cầu đề ra; linh hoạt, chủ động lựa chọn phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học phù hợp, nhằm phát huy tối đa năng lực phẩm chất cho mỗi học sinh.
- Đảm bảo mục tiêu dạy học đề ra; 
- Tính phù hợp của hình thức và phương pháp dạy học, chú trọng tăng cường tương tác giữa học sinh với học sinh, gắn liền với thực tiễn và tích hợp trong dạy học;
- Người hướng dẫn, tổ chức điều khiển hoạt động học của học sinh;
- Sử dụng hiệu quả các đồ dùng, thiết bị, phương tiện dạy học cho hoạt động dạy học;
- Tiến trình dạy học đi từ hiện trạng học sinh từng hoạt động của tiết học;
- Đánh giá được nguyên nhân chính của những khó khăn trong hoạt động dạy học;
- Những giải pháp chủ yếu cần thực hiện để giúp học sinh tích cực tham gia học tập.
1.4. Thống nhất việc  xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) của giáo viên với tổ chức dạy học trên lớp đúng quy định, theo quan điểm định hướng đổi mới giáo dục hiện nay của Bộ GD&ĐT.
- Chỉ đạo chuyên môn và các Tổ chuyên môn hướng dẫn GV để thống nhất việc xây dựng kế hoạch bài dạy với tổ chức dạy học trên lớp đúng quy định, định hướng đổi mới của Bộ và Sở GD&ĐT. 
- 100% giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy trên máy vi tính; khuyến khích GV sử dụng giáo án điện tử, các học liệu điện tử, ứng dụng CNTT,... để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.
1.5. Tăng cường quản lí hoạt động của Tổ chuyên môn.
Tổ trưởng tổ chuyên môn là người trực tiếp ĐBCL công tác dạy học và giáo dục của Tổ và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng. Tổ trưởng cần xây dựng và duy trì nền nếp hoạt động của Tổ (Kế hoạch, chương trình hoạt động, tiến độ thời gian thực hiện,... ); tăng cường các sinh hoạt, trao đổi chuyên môn về chuyên đề, chủ đề dạy học, những vấn đề mới, khó của Chương trình GDPT 2018; tìm các giải pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học, giáo dục học sinh. Hình thức sinh hoạt cần linh hoạt cả trực tiếp và trực tuyến, trong đó tăng cường sinh hoạt, trao đổi cách tổ chức dạ học trực tuyến, dự giờ trực tuyến, và khi được dạy học trực tiếp,..vv.
Các GV có trách nhiệm ĐBCL trực tiếp về chuyên môn mà mình được phân 
công phụ trách.
1.6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh làm tiền đề cho
việc đổi mới phương pháp dạy học và ngược lại. Coi Dạy - Học - Kiểm tra, đánh giá là một quá trình thống nhất, là ba yếu tố then chốt của quá trình sư phạm.
Tập trung chỉ đạo GV tăng cường đánh giá thường xuyên trong từng tiết học;  nhằm kịp thời phát hiện những hạn chế, thiếu sót của từng học sinh để tư vấn tại chỗ, hỗ trợ giúp các em khắc phục kịp thời; phát hiện sự tiến bộ của học sinh để động viên, khuyến khích các em vươn lên trong học tập, rèn luyện.
Tổ chức nghiêm túc, khách quan, chặt chẽ việc đánh giá định kỳ để nắm được chất lượng học sinh cả lớp, cả khối và toàn trường. Phó Hiệu trưởng và Tổ CM chịu trách nhiệm hướng dẫn GV xây dựng đề kiểm tra định kỳ phù hợp, tuân thủ quy trình xây dựng đề kiểm tra để tham mưu với Hiệu trưởng.  Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra định kỳ nghiêm túc, khách quan, loại bỏ các hành vi tiêu cực gian lận, bệnh thành tích trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh.
2. Đảm bảo chất lượng hoạt động học tập của học sinh.
Giáo viên có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. GV được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc tổ chức dạy học, về chất lượng giáo dục học sinh. Để đảm bảo chất lượng hoạt động học tập của học sinh, GV cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
2.1. Đảm bảo thực hiện tốt quản lí hoạt động học tập của học sinh.
- Quản lí động cơ, thái độ học tập của học sinh.
Giáo viên, đặc biệt GV chủ nhiệm, có trách nhiệm giáo dục, theo dõi, quản lý tinh thần, động cơ, thái độ học tập của học sinh; hình thành cho học sinh động cơ, thái độ học tập đúng đắn, trung thực, kiên quyết loại bỏ các biểu hiện gian lận trong học tập của học sinh. Xây dựng phong trào thi đua học tập tốt cho học sinh (đôi bạn cùng tiến, trao đổi, chia sẻ, hỗ trợ, cùng nhau thi đua).
- Quản lí phương pháp học tập ở trường cũng như ở nhà của học sinh.
GV có trách nhiệm hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lứa tuổi, đặc thù môn học. Đồng thời GV có trách nhiệm quản lý, theo dõi phương pháp học tập của học sinh ở trường cũng như ở nhà; phối hợp với CMHS kịp thời uốn nắn khi học sinh học tập không đúng phương pháp.
- Hình thành cho học sinh phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng tự học.
Bằng các biện pháp linh hoạt, sáng tạo, GV hình thành cho học sinh phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng tự học, bồi dưỡng thói quen, ý chí tự học thông qua việc tổ chức giờ học và hướng dẫn của GV.
Thông qua việc tăng cường tương tác giữa học sinh với học sinh để góp phần hình thành các kỹ năng hoạt động nhóm, phối hợp, kỹ năng giao tiếp, mạnh dạn tự tin, khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm, chính kiến của bản thân.
- Xây dựng nền nếp, thái độ học tập cho học sinh.
Ngay từ đầu năm học, GV chủ nhiệm, GV bộ môn có trách nhiệm xây dựng và duy trì nền nếp học tập nghiêm túc, thái độ học tập tích cực, đúng đắn cho tất cả học sinh trong lớp. Phối hợp với các tổ chức trong trường kiểm tra việc thực hiện nền nếp, ý thưc thái độ học tập của học sinh; phấn đấu 100% học sinh tự giác thực hiện nền nếp và có ý thức, thái độ học tập tốt.
2.2. Quản lí thời gian học tập của học sinh.
GV chủ nhiệm phối hợp GV bộ môn, Tổng phụ trách Đội thực hiện tốt công tác quản lí thời gian học tập của học sinh, gồm:
- Thời gian dạy - học: Tiết học, bài học, hoạt động theo chủ đề, giữa kì, học kì, môn học, … theo thời khóa biểu mỗi buổi học;
- Tổ chức hoạt động học tập, vui chơi giải trí phù hợp;
- Phối hợp với phụ huynh để quản lý học sinh ôn bài, hoạt động ở nhà;
Việc quản lý thời gian học tập của học sinh phải đảm bảo yêu cầu khoa học, hợp lý, tránh gây áp lực căng thẳng đối với học sinh.
2.3. Đánh giá, phân tích kết quả học tập của học sinh đảm bảo sát thực, đúng chất lượng học tập của từng học sinh.
Cuối học kỳ, cuối năm học, GV chủ nhiệm phối hợp GV bộ môn tiến hành đánh giá, phân tích kết quả học tập của học sinh trong lớp đảm bảo yêu cầu thực chất, khách quan, công bằng; cần làm rõ những ưu điểm nổi bật, những hạn chế, tồn tại để tìm biện pháp phù hợp trong thời gian tới để bổ trợ, giúp đỡ cho học sinh; nhằm ĐBCL tiến bộ, bền vững.
2.4. Nghiên cứu dự trù những phương án dự phòng để giải quyết thỏa đáng nhiệm vụ học tập của từng đối tượng học sinh theo thời gian của tiết học, đồng thời quán triệt quan điểm dạy học theo đối tượng.
GV chủ nhiệm phối hợp GV bộ môn chủ động xây dựng các phương án dự phòng để giải quyết thỏa đáng nhiệm vụ học tập theo thời gian của tiết học với từng đối tượng học sinh: Học sinh có khó khăn trong học tập, học sinh đại trà, học sinh có năng khiếu, tư chất tốt, thậm chí cả với học sinh khuyết tật (nếu có), thực hiện có hiệu quả quan điểm dạy học theo đối tượng, sát đối tượng nhằm ĐBCL cho từng đối tượng học sinh.
3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
3.1. Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trên cơ sở đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Quản lí đánh giá thể hiện qua xếp loại, duy trì và phát triển chuẩn chất lượng. 
Qua kết quả đánh, giá, xếp loại chất lượng giáo dục, nhà trường chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc đánh giá thường xuyên nhằm thúc đẩy chất lượng học tập của học sinh; thực hiện đúng cam kết đã ký với Hiệu trưởng nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục được duy trì và có sự phát triển bền vững.
- Kiểm soát và điều chỉnh hoạt động dạy học.
Dù đã giao quyền chủ động cho GV trong việc tổ chức hoạt động dạy học,
giáo dục, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng học sinh nhưng qua kết quả học tập của học sinh, Hiệu trưởng tăng cường kiểm soát và điều chỉnh hoạt động dạy học của trường, của từng khối lớp, từng giáo viên để thực hiện mực tiêu ĐBCL bền vững và có sự tăng trưởng. 
- Giáo dục và phát triển người học (lấy động viên làm phát triển động cơ học tập, khuyến khích tự học,…)
Từ việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, GV chủ nhiệm phối hợp GV bộ môn, TPT Đội để có các biện pháp tác động đồng bộ, thống nhất, nhằm giáo dục và phát triển học sinh, chú trọng động viên, khuyến khích các em trau dồi động cơ, thái độ học tập đúng đắn, tăng cường phát triển năng lực tự học, góp phần ĐBCL bền vững, tiến bộ không ngừng.
- Nhà trường sẽ tổ chức khảo sát chất lượng để nắm bắt, giám sát, hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung  KH dạy học cho các giáo viên.
3.2. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá.
Nhà trường thực hiện đổi mới một cách cơ bản trong quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh để đảm bảo tính khách quan, khoa học, tính quá trình và phù hợp chuẩn.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh học tập của học sinh được nhà trường quan tâm: Đổi mới mạnh mẽ, triệt để, loại bỏ suy nghĩ, thói quen đánh giá học sinh theo lối cũ. Việc kiểm tra, đánh giá thực hiện đúng quy định, đảm bảo tính khách quan, khoa học, tuân thủ đúng quy trình, phù hợp chuẩn; khắc phục có hiệu quả những biểu hiện chủ quan, duy ý chí, thiếu khách quan, trung thực, vì lợi ích cá nhân,vv trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
Kiểm tra việc đánh giá, tư vấn thường xuyên của giáo viên đối với học sinh ở lớp thông qua dự giờ hoặc vào kiểm tra đột xuất; kiểm tra định kỳ bằng vở ghi chép, làm bài của học sinh; việc đánh giá bài kiểm tra định kỳ của học sinh,...
3.3. Thực hiện đánh giá quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Nhà trường chú trọng công tác kiểm tra việc thực hiện quá trình kiểm tra đánh giá học sinh của từng giáo viên bằng nhiều hình thức: Kiểm tra việc đánh giá, tư vấn của gv trong vở ghi chép của HS; kiểm tra trong lúc dự giờ của giáo viên; hoặc kiểm tra đột xuất trong quá trình dạy học của giáo viên. Vì quá trình kiểm tra nếu được giáo viên tiến hành thường xuyên, liên tục, diễn ra trong tiết học, trong từng hoạt động của tiết học để nhằm theo dõi việc nắm bắt kiến thức của học sinh so với yêu cầu đặt ra; đánh giá thông qua các sản phẩm học tập, các dự án học tập, các hoạt động vận dụng kiến thức của học sinh…Qua đó, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ học sinh một cách kịp thời thì mới có thể giúp các em phát triển năng khiếu và đạt chuẩn.
V. ĐẢM BẢO YẾU TỐ ĐẦU RA
1. Thực hiện đánh giá, xếp loại GV theo quy định.
1.1. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp.
Trường tổ chức đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp bảo đảm nghiêm túc, công bằng, khách quan, đúng quy định.  Các tiêu chuẩn, tiêu chí, kết quả, danh hiệu thi đua đạt được cuối năm;
- Tổ chức khảo sát (rà soát) năng lực của mỗi giáo viên từ đầu năm học;
- Phân công nhiệm vụ chuyên môn phù hợp năng lực, điều kiện công tác của mỗi giáo viên;
- Tổ chức cho giáo viên tự đăng kí các tiêu chí, danh hiệu thi đua; kết quả đạt được và kết quả đánh giá cuối năm;
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng đáp ứng nhu cầu của GV;
- Tổ chức hội thảo dạy học; sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp Cụm CM  để bồi dưỡng năng lực dạy học của mỗi giáo viên;
- Hiệu vụ tăng cường kiểm tra đột xuất, dự giờ dạy học của từng giáo viên để đánh giá đúng năng lực của họ;
- Trường tổ chức để GV tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học. 
- Tổ chuyên môn tham gia đánh giá từng giáo viên trong tổ mình; lấy kết quả đánh giá để làm tiêu chí cho xếp loại thi đua, phân công nhiệm vụ chuyên môn,...để giáo viên có động cơ, nỗ lực phấn đấu vươn lên trong dạy học;
- Hiệu trưởng tổ chức đánh giá GV theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của Phòng GD&ĐT, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên;
Việc đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp thực hiện theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GDĐT. Hồ sơ đánh giá, xếp loại GV đúng quy định, lưu giữ đầy đủ. 
Qua đánh giá, khơi dậy tiềm năng phát triển mới cho giáo viên có khả năng phấn đấu tốt hơn; có biện pháp khắc phục hạn chế tồn tại của những giáo viên còn chưa đạt được hiệu quả cao trong quá trình công tác.
1.2. Đánh giá chất lượng giờ dạy của GV thông qua kết quả đánh giá giờ dạy.
Chỉ đạo tổ chuyên môn đánh giá giờ dạy của GV bảo đảm chính xác, khách quan, công bằng. Chú ý cả đối tượng GV trẻ, GV cao tuổi, GV cốt cán, GV còn hạn chế năng lực để giúp GV học hỏi lẫn nhau, phát huy ưu điểm, mặt mạnh, khắc phục hạn chế, tồn tại trong dạy học; tích cực đổi mới PPDH, nâng cao năng lực, hiệu quả dạy học.
Hiệu vụ tổ chức dự giờ đột xuất, hoặc có báo trước đối với giáo viên (mỗi tuần: Hiệu trưởng dự giờ ít nhất 2 tiết; Phó Hiệu trưởng dự giờ ít nhất 2 tiết) đối với các giáo viên. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra kế hoạch bài dạy; hình thức tổ chức dạy học; việc lồng ghép các nội dung giáo dục của giáo viên cho HS; kiểm tra thông qua kế hoạch kiểm tra nội bộ; khảo sát chất lượng học sinh của từng giáo viên để đánh giá đúng chất lượng dạy học của mỗi giáo viên.
1.3. Tổ chức hội giảng, thể nghiệm trong nhà trường để đánh giá kết quả chueyen môn nghiệp vụ của giáo viên.
- Nhà trường giao trách nhiệm cho chuyên môn và các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, phân công giáo viên dạy thể nghiệm theo vòng; mỗi giáo viên dạy ít nhất một tiết theo kế hoạch của tổ chuyên môn.
- Giao trách nhiệm cho chuyên môn và các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức hội thảo dạy học CTGDPT 2018 ở lớp 1,2,3; xây dựng kế hoạch hội thảo dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh khối  4, 5 để đáp ứng mục tiêu yêu cầu mới.
- Tổ chức hội thảo, dạy thể nghiệm cho giáo viên vào tuần thứ 2, tuần thứ 4 hàng tháng.
- Nhà trường xây dựng kế hoạch Hội thảo dạy học cấp trường; tổ chức thực hiện từ tháng 10/2022 đến tháng 4 năm 2023; vừa yêu cầu giáo viên chăm lo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực dạy học và tính phấn đấu để phát hiện nhân tố điển hình; lựa chọn, bồi dưỡng GV giỏi toàn diện; góp phần nâng cao năng lực dạy học của GV.
1.4. Kiểm tra, giám sát thường xuyên, đột xuất việc thực hiện quy chế chuyên môn, kiểm tra toàn diện hồ sơ sổ sách của GV.
Nhà trường làm tốt công tác kiểm tra nội bộ hàng tháng, hàng kỳ: Thành lập Ban kiểm tra nội bộ; chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ theo chuyên đề, hoạt động sư phạm; linh hoạt phối hợp giữa Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng với các Tổ trưởng, Phó tổ trưởng tổ CM, Ban Thanh tra nhân dân để tổ chức công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn, chuẩn bị kế hoạch bài dạy, hồ sơ, sổ sách của GV, kể cả hồ sơ điện tử,... góp phần xây dựng nền nếp làm việc nghiêm túc, có chất lượng, hiệu quả của đội ngũ GV. Thông qua kiểm tra, giám sát để giúp giáo viên phát huy những mặt mạnh đã làm được; kịp thời bổ sung, điều chỉnh, khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế trong dạy học và hoạt động để đạt được hiệu quả cao hơn.
1.5. Đánh giá tiết học trên lớp.
Nhà trường thực hiện đánh giá tiết học trên lớp của giáo viên bằng Phiếu đánh giá giờ dạy  thể hiện qua các lĩnh vực: Kiến thức, kĩ năng sư phạm, thái độ sư phạm, hiệu quả tiết học, giờ học. Sau mỗi lần dự giờ, người dự giờ thực hiện đánh giá tiết dạy học của giáo viên cụ thể theo 4 tiêu chí đã nêu trên, tổ chuyên môn, Ban Giám hiệu tổng hợp kết quả để theo dõi và lưu trữ hồ sơ đầy đủ.
Chỉ đạo các tổ CM, mỗi giáo viên thực hiện đánh giá tiết học trên lớp theo 4 tiêu chí nói trên, giúp GV thấy được mặt mạnh, ưu điểm, mặt tồn tại, hạn chế của bản thân, chỉ ra hạn chế trong việc học tập của học sinh để GV có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
1.6. Đánh giá năng lực của GV thông qua kết quả học tập tiến bộ của học sinh so với kì trước, năm học trước.
Nhà trường tổ chức phân tích, đối sánh kết quả học tập của học sinh so với học kỳ trước, năm học trước; hoặc khi khảo sát hiện trạng đầu vào của học sinh để thấy được sự chuyển biến, tiến bộ về kết quả học tập của học sinh, từ đó làm cơ sở đánh giá năng lực và cố gắng của GV trong dạy học. Lưu giữ hồ sơ đầy đủ.
2. Đánh giá chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh. 
Tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh toàn trường theo từng kì:  Học sinh học CTGDPT 2018 được đánh giá theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT; học sinh học Chương trình tiểu học theo QĐ 16/2006/QĐ-BGDĐT đánh giá theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT.
Lấy kết quả hiện tại để đối sánh với kết quả kì trước đảm bảo thực chất, chính xác thông qua các đề thi trong ma trận đề thi các môn, các khối quy định (Phụ lục tích hợp từ phụ lục 5  kèm theo).
2.1. Đánh giá sự hình thành và phát triển của học sinh.
Nhà trường tổ chức đánh giá quá trình hình thành và phát triển của học sinh thông qua 5 phẩm chất và 10 năng lực; mức độ học sinh đáp ứng yêu cầu đầu vào của lớp trên và cấp học THCS.
Tổ chức đánh giá học sinh theo từng khối lớp học; đánh giá cụ thể học sinh khối 1,2,3 về 5 phẩm chất (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và 10 năng lực gồm 3 năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo); 7 năng lực chuyên môn (ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất). 
 Đánh giá khối 4,5 về: 3 Năng lực: Tự phục vụ, tự quản; Hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề; 4 Phẩm chất: Chăm học, chăm làm; Tự tin, trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật; Đoàn kết, yêu thương;
Trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh, cần phân tích khả năng đáp ứng của học sinh sau khi hoàn thành  CT tiểu học vào THCS học theo Chương trình GDPT 2018; đặc biệt chú ý những khóa học sinh lớp 5 học Chương trình GDPT cấp tiểu học theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT. Từ đó chỉ đạo Tổ CM khối 4,5 có những điều chỉnh cần thiết, kịp thời trong dạy học nhằm giúp học sinh vững vàng, tự tin vào học THCS. 
2.2. Kết quả đánh giá định kỳ đối với học sinh.
 Đánh giá định kì đối với từng môn học, hoạt động giáo dục: Tỉ lệ xếp loại Hoàn thành tốt, Hoàn thành, và Chưa hoàn thành.
- Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực: Tỉ lệ xếp loại tốt, Đạt và Cần cố gắng.
2.3. Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học, chưa hoàn thành chương trình lớp học.
- Tổ chức khảo sát chất lượng đầu vào của học sinh;
- Phân công giáo viên đứng lớp phù hợp năng lực, điều kiện công tác, tính nhiệt tình, trách nhiệm tâm huyết với học sinh;
- Tổ chức cho GV đăng kí chỉ tiêu về chất lượng;hoặc giao chỉ tiêu cụ thể cho mỗi giáo viên thông qua phân công nhiệm vụ;
- Hiệu vụ tổ chức tốt công tác truyền thông, phối hợp cộng đồng để có các chương trình hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em có đủ điều kiện khi đến trường học tập.
- Tổ chức, chỉ đạo giáo viên dạy học theo đối tượng học sinh; tích cực áp dụng phương pháp dạy học tích cực, sử dụng hình thức và kỷ thuật dạy học linh hoạt, sáng tạo để giúp học sinh phát triển năng lực, phẩm chất; đảm bảo chất lượng giờ dạy, bài dạy; giúp học sinh học tập có hiệu quả; đảm bảo học sinh hoàn thành chương trình lớp học theo sự cam kết của mỗi giáo viên (Phụ lục 15  kèm theo).
2.4. Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học.
- Tổ chức khảo sát chất lượng đầu vào của học sinh khối 5.
- Lực chọn giáo viên có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm và nhiệt huyết dạy học ở lớp 5.
- Giao chỉ tiêu cụ thể cho mỗi GV về chất lượng HTCTTH, số học sinh tham gia các sân chơi trí tuệ, các cuộc thi, giao lưu phối hợp của cấp trên. 
- Chỉ đạo giáo viên lớp 5 tổ chức dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT – Sở GD&ĐT;
- Dạy học linh hoạt, sáng tạo theo hướng tinh giản và bổ sung thêm nội dung để định hướng phát triển năng lực, phẩm chất theo yêu cầu mới cho học sinh; giúp các em có đủ điều kiện để học Chương trình GDPT 2018 ở lớp 6.
- Tổ chức cho HS tham gia các sân chơi trí tuệ như: Trạng nguyên tiếng Việt, Trạng nguyên Toàn tài, tiếng Anh English Chalengel, toán tuổi thơ, Toán Vioedu, Toán Timo, Tin học tự chọn, các kĩ năng sống,...
- Tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm để học sinh có cơ hội vận dụng, thực hành, bổ sung các kĩ năng sống, phát triển các năng lực, phẩm chất tốt hơn,...
- Ban Giám hiệu tổ chức khảo sát chất lượng học sinh định kỳ ( giữa kỳ 1, giữa kỳ 2,...); dự giờ giáo viên; kiểm tra quá trình dạy học của giáo viên và học sinh để nắm chất lượng thực. Qua đó, có biện pháp chỉ đạo dạy học, giáo dục phù hợp giúp học sinh phát triển và đạt chuẩn. 
- Phấn đấu 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình Tiểu học, đủ điều kiện lên học Trung học Cơ sở.
2.5. Kết quả học sinh tham gia các hội thi, các sân chơi trí tuệ.
- Nhà trường lựa chọn và tổ chức cho học sinh tham gia các sân chơi trí tuệ phù
hợp với thực tiễn như: Trạng nguyên tiếng Việt, Trạng nguyên Toàn tài, Toán tuổi thơ, Toán Vioedu, tiếng Anh English Chalengel, tiếng Anh TOEFL, tiếng Anh Olinne, IOE, sáng tạo Tin học,… các cấp trường, huyện, tỉnh, quốc gia và quốc tế. 
- Tổ chức cho giáo viên đang kí số học sinh tham gia các sân chơi từ đầu năm học để có kế hoạch tổ chức, thực hiện. 
2.6. Kết quả điểm kiểm tra định kỳ cuối năm và trung bình chung các môn, đối sánh với các trường khác trong huyện.
            (Phụ lục 5).
3. Đảm bảo lợi ích của xã hội.
 Lợi ích của xã hội, được đánh giá thể hiện qua các nội dung sau:
3.1. Khảo sát mức độ hài lòng của CMHS về quá trình dạy học, giáo dục của nhà trường.
Trong các kì họp CMHS toàn trường, nhà trường thực hiện dùng phiếu khảo sát mức độ hài lòng của CMHS về quá trình dạy học, giáo dục của GV chủ nhiệm và các GV bộ môn theo ba mức: Chưa hài lòng; hài lòng; hài lòng cao (Phụ lục 6). Đây là kênh thông tin tham khảo quan trọng để nhà trường có biện pháp phát huy mặt tốt cũng như hạn chế mặt yếu, điều chỉnh, cải tiến kịp thời trong thời gian tới.
Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của CMHS chỉ có tính chất tham khảo, không lấy kết quả này để xếp loại GV.
Có bảng tổng hợp kết quả khảo sát cho từng khối lớp học.
          3.2. Khảo sát mức độ hài lòng của GV tiếp nhận học sinh tiếp tục học lên ở lớp sau.
Vào đầu năm học, Trường thực hiện khảo sát mức độ hài lòng của GV chủ nhiệm và các GV bộ môn về chất lượng học sinh của lớp theo ba mức độ: chưa hài lòng; hài lòng; hài lòng cao; hướng tới văn hóa chất lượng nhà trường và cũng là kênh tham khảo để đánh giá chất lượng dạy học của GV năm học trước.
 (Phụ lục 7).
Việc khảo sát mức độ hài lòng của GV về chất lượng của học sinh (khảo sát GV khối 2 về chất lượng học sinh khối 1, GV khối 3 đối với học sinh khối 2, GV khối 4 đối với học sinh khối 3, GV khối 5đối với học sinh khối 4) chỉ có tính chất tham khảo để Trường có sự chỉ đạo, điều chỉnh phù hợp đối với hoạt động dạy học, giáo dục của GV; kết quả khảo khát không thay thế việc đánh giá, xếp loại học sinh đã thực hiện ở năm học trước.
Có bảng tổng hợp kết quả khảo sát cho từng khối lớp học.
3.3. Nhà trường  chỉ đạo GV chú trọng trong các tiết học vận dụng kiến thức vào cuộc sống, các hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm sáng tạo, hoạt động hướng nghiệp, lớp bồi dưỡng kĩ năng mềm,....để học sinh sớm hình thành các năng lực: Giao tiếp và hợp tác; tự học và tự chủ; giải quyết vấn đề và sáng tạo,… để đáp ứng yêu cầu công việc.
Ngoài các tiết học, trường chú trọng phối hợp CMHS, các chuyên gia của các Trung tâm kĩ năng sống, người có uy tín, vv tổ chức các hoạt động chuyên đề, ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm,…để qua đó hình thành các năng lực chung cho học sinh.
Tổ chức khảo sát mức độ hình thành các năng lực nói trên theo từng khối lớp; có bảng kết quả cụ thể.
4. Tư vấn hướng nghiệp và hỗ trợ cho học sinh.
4.1. Nhà trường tư vấn cho học sinh xét tuyển (hoặc thi tuyển) vào trường THCS phù hợp với  năng lực và điều kiện cụ thể của từng em, thông qua: hoạt động trải nghiệm, giáo dục tập thể (sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần)...
Thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục THCS, nhà trường tư vấn cho học sinh lớp 5 vào học trường THCS tại địa bàn để bảo đảm thuận lợi cho việc đi lại, học tập. Riêng đối với học sinh có năng lực, kết quả học tập tốt, nhà trường tư vấn cho các em dự tuyển vào các trường THCS trọng điểm, chất lượng cao trên địa bàn huyện, thành, thị để có môi trường học tập phù hợp, giúp các em phát huy tốt năng lực, sở trường cá nhân. Những em có năng khiếu nổi trội (âm nhạc,múa,TDTT…), Trường tư vấn, tạo điều kiện cho các em vào học trường năng khiếu (Trường Múa, Trường Âm nhạc,TDTT vv).
4.2. Nhà trường tuyên truyền, thông báo tới học sinh về thông tin tuyển sinh của các trường THCS trọng điểm, chất lượng cao, trường năng khiếu  thông qua: Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, phát tờ rơi thông tin tuyển sinh,...
Nhà trường cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra của trường năng khiếu, trường THCS trọng điểm, chất lượng cao trên địa bàn  huyện Đô Lương (THCS Lý Nhật Quang) để học sinh cân nhắc, lựa chọn; có định hướng phấn đấu để thực hiện mục tiêu đã lựa chọn.
4.3. Nhà trường phối hợp với Tổ tuyển sinh của trường năng khiếu, trường THCS  Lý Nhật Quang tổ chức các chương trình tư vấn cho học sinh bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn như: Ngày hội tư vấn tuyển sinh, cẩm nang tư vấn tuyển sinh,..vv.
Hoạt động tư vấn hướngnghiệp và hỗ trợ học sinh nên tổ chức trong cả năm học (để học sinh có thông tin, có định hướng) nhưng cần tập trung vào tháng 4, tháng 5 để giúp học sinh có lựa chọn cụ thể. 
5. Thu thập thông tin phản hồi từ các trường THCS về học sinh sau khi hoàn thành Chương trình tiểu học.
5.1. Nhà trường thống kê số lượng học sinh sau khi hoàn thành Chương trình Tiểu học vào học các trường THCS trên địa bàn, trường năng khiếu.
  Trường tổ chức thống kê, tổng hợp số lượng học sinh vào học các trường THCS trên địa bàn (Trung học Cơ sở Trù Sơn, Trung học Cơ sở Lý Nhật Quang) thông qua việc điều tra phổ cập tận hộ gia đình, qua GV chủ nhiệm, qua các kênh thông tin khác, vv.
5.2. Tổ chức thu thập thông tin về chất lượng học sinh sau khi vào học các trường THCS trên địa bàn, trường năng khiếu (nếu có).
Trường chủ động phối hợp với các trường THCS có học sinh trường mình vào học để thu thập thông tin về chất lượng học sinh để có cơ sở điều chỉnh kế hoạch, biện pháp chỉ đạo các hoạt động chung của nhà trường cũng như hoạt động dạy học cho những năm tiếp theo. 
Việc nắm thông tin có thể qua các hình thức: phỏng vấn trực tiếp, lấy ý kiến đánh giá qua phiếu,..vv đối với cán bộ quản lý, GV bộ môn, Tổng phụ trách Đội các trường THCS về phẩm chất, năng lực, những điểm mạnh nổi bật, những tồn tại, hạn chế,vv. Cần phân tích khả năng đáp ứng của học sinh sau khi hoàn thành CT tiểu học vào THCS ở một số môn học cụ thể (môn tiếng Việt- Ngữ Văn, môn Toán, môn Tiếng Anh, môn Tin học....).
Việc thu thập thông tin phản hồi từ các trường THCS về sau khi hoàn thành
Chương trình tiểu học nên cố gắng hoàn thành trong tháng 9, tháng 10 hàng năm để trường kịp điều chỉnh kế hoạch, biện pháp chỉ đạo (khi cần thiết).
 VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí phục vụ nhiệm vụ ĐBCL cần được xây dựng, dự toán cụ thể để thực hiện hiệu quả Kế hoạch ĐBCL trong năm học của Trường, bao gồm:
1. Kinh phí phục vụ các nhiệm vụ Kế hoạch ĐBCL của trường, được hiểu là tổng kinh phí chi cho tất cả các hoạt động của nhà trường trong năm học:
- Kinh phí chi cho con người (lương, các khoản phụ cấp,...);
- Kinh phí bổ sung, sửa chữa, mua sắm CSVC, trang thiết bị phục vụ các
hoạt động của nhà trường;
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng,.. cho CBQL,GV, NV;
- Kinh phí phục vụ các hoạt động chuyên môn dạy và học, hoạt động giáo dục;
- Kinh phí hành chính của nhà trường;
- Kinh phí thi đua, khen thưởng;
- Kinh phí dự phòng khác.
2. Kinh phí hỗ trợ hoạt động của Tổ ĐBCL.
Tổ ĐBCL lập dự toán kinh phí trình Hiệu trưởng phê duyệt để thực hiện hiệu quả kế hoạch ĐBCL nhà trường  (Phụ lục 14).
        VII . TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hiệu trưởng.
Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các bộ phận, thành viên trong trường,
quản trị các hoạt động, đảm bảo các điều kiện để thực hiện thành công kế hoạch ĐBCL năm học, thực hiện đúng cam kết ĐBCL với Trưởng phòng GD&ĐT.
2. Phó Hiệu trưởng.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, công việc được Hiệu trưởng phân công, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch ĐBCL năm học của trường.
3. Tổ chuyên môn.
Tổ chức, hướng dẫn các thành viên thực hiện tốt các nhiệm vụ ĐBCL được giao của Tổ, thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn dạy học, giáo dục học sinh để đạt được mục tiêu ĐBCL của nhà trường; hỗ trợ GV thực hiện đúng cam kết ĐBCL đã ký với Hiệu trưởng.
4. Tổng phụ trách Đội.
Tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ ĐBCL thuộc trách nhiệm của Liên đội; tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các hội thi theo chủ đề, chủ điểm của Liên đội; khuyến khích, động viên học sinh tích cực hoạt động, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch ĐBCL nhà trường.
5. Giáo viên.
Chủ động, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ ĐBCL của môn, lớp phụ trách; thực
hiện đúng cam kết ĐBCL đã ký với Hiệu trưởng.
6. Nhân viên.
Hoàn thành nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch ĐBCL năm học của trường; đảm bảo các điều kiện để thực hiện hiệu quả các mục tiêu ĐBCL.
7. Các thành viên Tổ đảm bảo chất lượng.
Thực hiện tốt các nhiệm vụ được Tổ trưởng phân công, phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác trong tổ và các tổ chức, cá nhân trong trường để thực hiện hiệu quả Kế hoạch ĐBCL năm học của trường (Phụ lục 10). 
                                                                     Trù Sơn, ngày 10 tháng 10 năm 2022

    Nơi nhận:
- PGD&ĐT(để BC);
- Tổ ĐBCL; 
- CBGVNV;
- Lưu VT.                                                                HIỆU TRƯỞNG 



                                                                            Chu Thị Nga                      

Tác giả bài viết: Chu Thị Nga

Nguồn tin: Trường Tiểu học Trù Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây